[Ngày 7/1000 – “VIẾT TRONG HIỆN TẠI”] – [“QUYỂN SÁCH CỦA HIỆN TẠI – QUYỂN SÁCH CỦA HIỆN HỮU – QUYỂN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI”]
TK (*) – Hỏi: Tôi là ai? Kinh nghiệm
là gì? Nhận thức là gì? Và mối quan hệ giữa kinh nghiệm và nhận thức là gì?
Hoàng Gia – Đáp:
Trong sự thật cốt lõi, “Tôi” không phải là bất cứ thứ gì thuộc về các kinh nghiệm
nào cả. Các kinh nghiệm thuộc về thế giới này và nó có giá trị riêng của nó.
Các kinh nghiệm thuộc về, “Tôi tên là…” – “Tôi là học sinh” – “Tôi là nam” – “Tôi
là nữ” – “Tôi là cái này – hoặc Tôi là cái kia”, đều là những kinh nghiệm khác
nhau bổ sung vào “Tôi” nhưng tất cả những điều đó không có cái gì được xem là “Tôi”.
Lý do cho điều này đó chính là “Bản chất của cuộc sống chính là HIỆN TẠI, và bởi
vì HIỆN TẠI LÀ BẤT BIẾN – không thay đổi và cũng sẽ không bao giờ thay đổi”,
cho nên chúng ta sẽ thấy được rằng chúng ta không thể khảo sát bản chất chân thật
của mình từ các kinh nghiệm – vì các kinh nghiệm lên xuống thất thường và chúng
không thực sự phản ánh về chúng ta.
Thứ
thực sự nói về bản chất của chúng ta chính là HIỆN TẠI, và thứ đưa chúng ta trực
tiếp đi đến với hiện tại đó chính là KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP (ngay bây giờ). Vì
thế, nếu chúng ta khảo sát “Tôi là ai?” dựa trên các kinh nghiệm của chúng ta về
thực tại, chúng ta chỉ có thể khảo sát chính mình trong hiện tại này – và đó
chính là CON ĐƯỜNG TRỰC TIẾP dẫn đến nhận thức bất nhị về con người, thế giới
và tất cả. Và bởi vì “HIỆN TẠI LÀ SỰ THẬT”, công cuộc “Tự vấn, “Tôi là ai?”” –
sẽ không bao giờ kết thúc cho đến khi chúng ta nhận thức được một cách đầy đủ về
HIỆN TẠI là gì? KINH NGHIỆM là gì? NHẬN THỨC là gì? Và mối quan hệ giữa kinh
nghiệm và nhận thức là gì?
Câu hỏi tiếp theo là: Kinh nghiệm
là gì?
Kinh
nghiệm là tất cả những gì bạn từng có. Trong cuộc đời của bạn, thứ bạn có chính
là kinh nghiệm, và mục đích của cuộc đời bạn đó chính là “GIẢ KIM THUẬT” kinh
nghiệm đó, để biến nó thành “VÀNG” như cách mà các Khoa học gia đã từng làm trước
đây (như thể nó la MỤC ĐÍCH của KHOA HỌC). Mặc dù sau này, với ĐỊNH LUẬT BẢO
TOÀN KHỐI LƯỢNG – và ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG – đã dẫn đến việc kết thúc
cái được gọi lả GIẢ KIM THUẬT. Tuy nhiên, sau đó GIẢ KIM THUẬT được đi vào KINH
TẾ và trở thành GIẢ KIM THUẬT KINH TẾ - hay còn gọi là THUYẾT GIẢ KIM THUẬT
KINH TẾ của Nhà kinh tế học Paul Zane Pilzer. Khoa học Giả kim thuật kinh tế
chính là NGUYÊN LÝ của sự phong phú – mà trong đó KINH NGHIỆM – TRI THỨC – và NHẬN
THỨC đóng vai trò trọng tâm (chứ không phải là những tài nguyên có sẵn). Vì thế,
điều này dẫn đến nền kinh tế học phong phú – thay vì tư duy về nền kinh tế học
khan hiếm (như các Nhà kinh tế học trước đây). Điều này chúng ta sẽ bàn sau –
khi KINH NGHIỆM và NHẬN THỨC có thể HỢP NHẤT – và sau đó chúng trở thành TRI THỨC
– trước khi ứng dụng GIẢ KIM THUẬT KINH TẾ đối vớ KINH NGHIỆM – NHẬN THỨC – và TRI
THỨC đó.
Theo
một ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể biến kinh nghiệm của chúng ta để chúng ta
đi thẳng đến con đường thức tỉnh – hoặc chúng ta giằng co bởi các kinh nghiệm
và bị lạc trôi trong các kinh nghiệm. Và đó chính là “quyền lựa chọn thuộc về mỗi
người và mọi người”. Nếu chúng ta biết rằng MỤC ĐÍCH CỦA KINH NGHIỆM là để
chúng ta có thể “GIẢ KIM THUẬT KINH NGHIỆM” và biến nó trở thành một thứ gì đó “có
ý nghĩa” cho đời sống thì không có vấn đề gì? Nhưng nếu chúng ta lầm lẫn mình với
các kinh nghiệm thì điều đó có nghĩa là chúng ta cần nhận thức chúng ta là ai?
Và tìm kiếm con đường đến thức tỉnh. THỨC TỈNH tức là thoát khỏi giấc mơ của “cá
nhân” và NHẬN THỨC được rằng “BẢN CHẤT CỐT
LÕI của chúng ta không có chung số phận với tâm trí, cơ thể và thế giới hữu hạn
này.” Và con đường này sẽ đưa chúng ta đi qua từng bước một, để đến được
nơi mà chúng ta có thể “NHẬN BIẾT mình
là sự nhận biết” đằng sau của mọi kinh nghiệm – và cũng là MỘT với mọi kinh
nghiệm.
Và câu hỏi tiếp theo là: NHẬN THỨC
là gì?
“NHẬN THỨC là KHÔNG GIAN của suy
nghĩ, và KHÔNG GIAN này đã trở nên TỰ NHẬN THỨC chính mình.”
Nói một cách khác, “Có một không gian mà
từ đó các suy nghĩ được hiện lên, và đó chính là NHẬN THỨC.” Sự nhận thức
này ban đầu có thể không rõ ràng, nhưng càng về sau NHẬN THỨC càng trở nên rõ
ràng hơn, và đó chính là con đường của sự thức tỉnh.
Làm sao biết được mình đã bước vào
con đường của sự thức tỉnh? Đó chính là KHẢ NĂNG HIỂU BIẾT những gì đang được
nói đến ở đây.
Và
câu hỏi đơn giản nhất mà tôi có thể hỏi để dẫn đến trạng thái NHẬN THỨC sự nhận
thức, đó chính là “BẠN có LẮNG NGHE được
các tiếng nói nhỏ vang vang ở trong đầu mình không?”. Nếu câu trả lời của bạn
là CÓ – tức là bạn có thể trở nên NHẬN THỨC sự nhận thức mà chúng ta có thể gọi
là “NHẬN BIẾT sự nhận biết bên trong mình
– đã trở nên NHẬN BIẾT”, tức là KHÔNG
GIAN NỘI TÂM đã được mở ra để bạn có thể đọc được những điểu được viết ra
đây.
Tuy
nhiên, nếu những gì được viết ra đây bạn không thể hiểu được nó, thì coi như bạn
sẽ cần thời gian để KHÔNG GIAN NỘI TÂM được mở ra, và vì thế đó chính là một
hành trình của Vũ trụ bên trong bạn có mở ra hay không? Và điều này thì không
thể biết được. Đó là lý do tại sao, con đường này được gọi là CON ĐƯỜNG TÂM LINH – hay được gọi là
con đường của sự thức tỉnh tâm linh – và trải nghiệm của cá thể là cần thiết, để
trở nên NHẬN THỨC “sự nhận thức” rằng bên trong mình có sự nhận thức đó.
Và câu hỏi tiếp theo của bạn là: Và
mối quan hệ giữa kinh nghiệm và nhận thức là gì?
Giai
đoạn ban đầu của quá trình thức tỉnh đó chính là TÁCH BIỆT kinh nghiệm với nhận
thức, nhưng trong giai đoạn sau của quá trình thức tỉnh chính là sự hợp nhất nhận
thức và kinh nghiệm để trở thành MỘT. Đó là lý do tại sao, hành trình này vừa
là đơn giản vừa là phức tạp. Và có một câu chuyện phản ảnh chân thật về sự thật
của mối quan hệ giữa kinh nghiệm và nhận thức như thế này: Giai đoạn đầu của
con đường ĐẠO đó chính là nhìn thấy “MÂY là MÂY” – và nhìn thấy “BẦU TRỜI là BẦU
TRỜI”. Giai đoạn thứ hai của con đường ĐẠO đó chính là nhìn thấy “MÂY không phải
là MÂY” – và nhìn thấy “BẦU TRỜI không phải là BẦU TRỜI”. Giai đoạn thứ ba của
con đường ĐẠO đó chính là nhìn thấy “MÂY là BẦU TRỜI” – và nhìn thấy “BẦU TRỜI
là MÂY”. Và giai đoạn thứ tư của con đường ĐẠO đó chính là nhìn thấy “MÂY là TẤT
CẢ” – và nhìn thấy “BẦU TRỜI là TẤT CẢ”. Và ở giai đoạn cuối cùng của con đường
ĐẠO đó chính là nhìn thấy “MÂY là MÂY” – và nhìn thấy “BẦU TRỜI là BẦU TRỜI”.
Và
quá trình dịch chuyển này được gọi là KINH NGHIỆM và NHẬN THỨC dịch chuyển cho
nhau, trong đó giai đoạn cuối cùng đó chính là HỢP NHÁT “KINH NGHIỆM và NHẬN THỨC,
trở nên MỘT”, và đó chính là sự thật cốt lõi về mối quan hệ giữa KINH NGHIỆM và
NHẬN THỨC trên đời sống của chúng ta.
Ban đầu, KINH NGHIỆM là KINH NGHIỆM
– NHẬN THỨC là NHẬN THỨC.
Giai đoạn thứ hai, KINH NGHIỆM là
NHẬN THỨC – NHẬN THỨC là KINH NGHIỆM.
Giai đoạn thứ ba, KINH NGHIỆM “không
chỉ là KINH NGHIỆM” – NHẬN THỨC “không chỉ là NHẬN THỨC”.
Giai đoạn thứ tư, KINH NGHIÊM “là TẤT
CẢ” – NHẬN THỨC “là TẤT CẢ”.
Và ở giai đoạn cuối cùng – khi đạt
đến được “bến bờ” thì sự quan sát và hợp nhất với THỰC TẠI đã trở thành SỰ THẬT,
thì “KINH NGHIỆM là KINH NGHIỆM” – “NHẬN THỨC là NHẬN THỨC”, và đó chính là mục
đích của cuộc hành trình, làm tan biến sự tách biệt giữa TA, với NGƯỜI, và mọi
thứ!
///---
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK)
| ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS
0 comments:
Đăng nhận xét