[Ngày 13/1000 – “VIẾT TRONG HIỆN TẠI”] – [“QUYỂN SÁCH CỦA HIỆN TẠI – QUYỂN SÁCH CỦA HIỆN HỮU – QUYỂN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI”]
Chân dung Michael Porter - Cha đẻ của Lý thuyết "Chiến lược cạnh tranh Hiện đại"
TK (*) – Hỏi: Chiến lược là gì?
Hoàng Gia – Đáp:
Chiến lược là “phương cách” để chiến thắng trong một trò chơi. Chiến lược đã từng
được áp dụng rất thành công trong lĩnh vực quân sự - chính trị - và ngoại giao,
trong các giai đoạn trước đây. Và vì thế, nó trở thành một phần trong thế giới
kinh doanh – gọi là “Chiến lược cạnh tranh”.
Tuy
nhiên, từ quan điểm của THỰC TẠI VÔ HẠN sẽ không có cái gọi là cạnh tranh. Và
vì thế, ta cần bắt đầu với VĂN HÓA thay vì chiến lược cạnh tranh, và thêm vào
đó chính là con đường xây dựng một mô hình cạnh tranh không đối thủ. Nhận thức
được bản chất cốt lõi của Văn hóa – trong đó TÍNH HỢP NHẤT được ưu tiên số một,
thì ta sẽ nhận ra rằng câu nói mà Cha đẻ của Quản trị Hiện đại – Peter Drucker
đã nói là hoàn toàn chính xác, đó chính là “VĂN
HÓA sẽ “xơi” chiến lược như là một bữa ăn sáng.”
Vậy thì câu hỏi đặt ra là, “Chiến lược
là gì?” – và tại sao ta cần bắt đầu với”Tư duy chiến lược cạnh tranh theo đúng
mục đích”? – tức là bắt đầu từ VĂN HÓA HIỆN TẠI – thay vì “bị nhiễu loạn bởi tính
thời gian (tương đối) của thực tại”.
Thứ
nhất, cuộc đời là một cuộc chơi vô cực!
Tất
cả những cuộc chơi mà chúng ta được thấy, đều là những cuộc chơi hữu cực. Một
cuộc chơi hữu cực là một cuộc chơi “có thời gian kết thúc”. Đó là những cuộc
chơi, đại loại như: Chơi Cờ, Đá Banh, Bóng Bàn. Game… và hầu hết chúng đều là
những cuộc chơi hữu cực (là cuộc chơi có thời gian kết thúc). Và trong cuộc
chơi hữu cực, vì có thời gian kết thúc – cho nên bằng cách nào sẽ phân định được
1 trong 3 trường hợp “THẮNG – THUA – HÒA”.
Tuy
nhiên, cuộc đời là một cuộc chơi vô cực… Trong đó những người thắng – là những
người “vẫn còn trong cuộc chơi”, những
người thua là những người “rời khỏi cuộc
chơi”, và những người hòa là những người “đang ở trong cuộc chơi – nhưng không xác định chính xác là thắng – hay
thua.” Trong thực tế, ĐỜI SỐNG và KINH DOANH là cuộc chơi vô cực (không phải
là cuộc chơi hữu cực) – bởi vì cuộc chơi đó không có thời gian kết thúc.
Thứ
hai, không thể xác định đối thủ trong một cuộc chơi vô cực!
Trong
cuộc chơi hữu cực, vì có phân định “THẮNG – THUA – HÒA” rõ ràng, dựa trên “thời
gian kết thúc, nguyên tắc cuộc chơi, và những quy định – mà tính chất bắt buộc
phải được xác định”, THẮNG (được gọi là ĐIỂM DƯƠNG) – THUA (được gọi là ĐIỂM
ÂM) – HÒA (được gọi ĐIỂM BẰNG NHAU). Tuy nhiên, trong một cuộc chơi vô cực, thì
không có thời gian kết thúc – không có luật định rõ ràng – và không thể phân định
“thắng thua hòa” một cách rõ ràng… cho nên sẽ không bao giờ có thể xác định được
đối thủ một cách chính xác.
Thực
ra, bởi vì HIỆN TẠI LÀ VĨNH HẰNG – và là KHÔNG GIAN mà trong đó mọi sự kiện xảy
ra (đồng thời). Và vì thế, CUỘC ĐỜI và KINH DOANH là hai cuộc chơi vô cực. Và
trong cuộc chơi vô cực, chúng ta sẽ không bao giờ có thể xác định được đối thủ
cạnh tranh. Bởi vì trong thực tế, đối thủ cạnh tranh “không tồn tại” theo đúng
nghĩa của từ này – từ góc nhìn của THỰC TẠI VÔ HẠN – THỰC TẠI CHỈ CÓ HIỆN TẠI –
và HIỆN TẠI NÀY LÀ MÃI MÃI.
Thứ
ba, bởi vì không thể các định được đối thủ cạnh tranh trong một cuộc chơi vô cực,
cho nên chúng ta đành lấy chính mình làm “đối thủ cạnh tranh”.
Nói
cách khác, trong một cuộc chơi vô cực sẽ không thể nào xác định được đối thủ cạnh
tranh. Do đó, chúng ta đành lấy chính mình làm đối thủ cạnh tranh, và đó chính
là con đường đúng mục đích thực sự. Vậy nên, CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ĐÚNG MỤC ĐÍCH chính là CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
KHÔNG ĐỐI THỦ - trong đó đối thủ duy nhất mà chúng ta cần cạnh tranh chính
là “chính mình”.
Và
quan điểm về chiến lược này hoàn toàn chính xác từ góc nhìn của Chủ nghĩa khắc
kỷ - và các Trường phái Triết học. Ví như Triết gia Plato đã từng nói, “Chiến thắng chính mình là chiến thắng hiển
hách nhất”. Hay như câu nói nổi tiếng “Kẻ
thù lớn nhất của đời người là chính mình” – như Đức Phật đã từng nói. Hay như
Hoàng Gia chia sẻ, “Đối thủ duy nhất của đời
người là chính mình” – là một câu nói hoàn toàn chính xác.
Vậy
nên, đã đến lúc chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về cái được gọi
là CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH, đó chính là
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH
– tức là CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH KHÔNG ĐỐI
THỦ, sẽ là chiến lược cạnh tranh độc nhất vô nhị - là chiến lược cạnh tranh
“duy nhất” được gọi là chiến lược cạnh tranh.
Do
đó, Michael Porter – Cha đẻ của Chiến
lược cạnh tranh đã từng nói, “Cạnh tranh
để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị... Không có
công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng. Vì
thế, chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở
thành độc nhất vô nhị, là khác biệt”. Và con đường để trở nên khác biệt, trở
nên độc nhất vô nhị mới chính là trọng tâm của Chiến lược cạnh tranh – và đó cũng
chính là trọng tâm của mọi chiến lược – tức là Chiến lược cạnh tranh theo đúng
mục đích – Chiến lược cạnh tranh không đối thủ - Chiến lược cạnh tranh mà tạo đó
“đối thủ duy nhất chính là CHÍNH MÌNH.”
Tại
đây, con đường đi đến THỰC TẠI VÔ HẠN
được mở ra, đó chính là CON ĐƯỜNG CỦA VĂN HÓA – CON ĐƯỜNG CỦA VĂN HÓA HIỆN TẠI –
tức là con đường của văn hóa lấy HIỆN TẠI làm cơ sở cho thực tại (chứ không phải
thời gian) – và là con đường của sự hợp nhất.
Vậy
nên, “Chiến lược cạnh tranh” – tức là phương thức để chiến thắng trong một cuộc
chơi, có giá trị riêng của nó… Và đôi khi giá trị lớn nhất mà CHIẾN LƯỢC CẠNH
TRANH mang lại đó chính là “CHIẾN THẮNG
CHÍNH MÌNH” – vừa là triết lý tốt nhất của Trường phái Khắc kỷ - vừa là phương
cách tốt nhất của Đạo (tức là YÊU THƯƠNG) – và vừa là sự hợp nhất với đời sống
của chính mình, đó chính là “CHIẾN THẮNG
CHÍNH MÌNH LÀ CHIẾN THẮNG HIỂN HÁCH NHẤT.”
///---
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) |
ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS
0 comments:
Đăng nhận xét