[Ngày 81/365/365] TỰ NGÃ (Phần 3)
TK (*) – Hỏi: Cấu trúc của tự ngã là gì? Và làm thế nào để phá vỡ cấu
trúc của tự ngã?
Hoàng Gia – Đáp: Điều đầu tiên chúng
ta cần biết rằng TỰ NGÃ là một thực
tế được biểu hiện dưới dạng hành vi vào thời điểm BÂY GIỜ, do đó TỰ NGÃ là THẬT. Và điều quan trọng hơn
nữa là ta có thể phá vỡ cấu trúc của tự ngã (tức phá vỡ cấu trúc đã sinh ra tự
ngã) nhưng hoàn toàn không thể phá vỡ được tự ngã. Sau khi bạn thức tỉnh, bạn vẫn
phải tương tác với con người trong cấu trúc bản ngã – tự ngã của con người được
xây dựng dựa trên “thuật toán của tâm
trí”, do đó tự ngã gần như không thể phá vỡ được (ngoại trừ bạn không còn nữa
dưới dạng hình hài một con người). Tuy nhiên, cấu trúc của tự ngã có thể phá vỡ
được bởi vì lúc đó bạn nhận thức rằng không còn có CÁI TÔI nào còn tồn tại – để
đấu tranh cho sự tồn tại của cái tôi đó (và khi đó đồng nghĩa cấu trúc của tự
ngã được phá vỡ).
Mặc dù cấu trúc của tự ngã có thể được
phá vỡ - nhưng bản thân của TỰ NGÃ vẫn còn tồn tại trong sự tương tác với con
người bất chấp bạn đã thức tỉnh hay chưa. Điều này lý giải tại sao chúng ta
không hoàn toàn vô ngã trong thế giới này sau khi thức tỉnh, mặc dù cấu trúc của
tự ngã (và cấu trúc của bản ngã) được phá vỡ đi.
Quay trở lại câu hỏi của bạn là: Cấu
trúc của tự ngã là gì?
Cấu trúc của tự ngã được thể hiện
trong hành vi trong sự tương tác với con người – đến từ BẢN NGÃ vị kỷ trong sự
tách biệt với con người và vạn vật. Tự ngã luôn tìm kiếm một nhân dạng của mình
trong sự tương tác với con người trong thế giới bên ngoài – trong sự tách biệt
với con người và vạn vật, giống như bản ngã luôn tìm kiếm một nhân dạng của
chính mình trong tâm trí – trong trạng thái bất thức của bản thể không biết
mình là ai?
Cấu trúc của tự ngã của mỗi người có
thể khác nhau, nhưng tựu trung có 5 loại cấu trúc chính, đó chính là: PHẢN KHÁNG – tức là KHÔNG CHẤP NHẬN, PHÊ PHÁN – tức là cho rằng mình đúng và
người khác sai, XÁC NHẬN ĐỐI THỦ - tự
ngã lớn lên trong sự đấu tranh liên tục với những người khác (những tự ngã
khác, cũng có bản ngã được hình thành bên trong tâm trí của mỗi người), XÁC NHẬN PHƯƠNG TIỆN – tự ngã lớn lên
trong sự lấy những người khác làm phương tiện để nó đạt được mục đích (tương
lai) và luôn xem khoảnh khắc kế tiếp quan trọng hơn, và cuối cùng là TỰ NGÃ có
cấu trúc vi tế luôn xác nhận mình “CAO
HƠN NGƯỜI KHÁC” (trong hầu hết các trường hợp tương tác với con người).
Trong trạng thái PHẢN KHÁNG, ta có thể quan sát rằng TỰ NGÃ luôn phản kháng với hiện tại
– và trạng thái này kéo theo những hệ lụy không tốt khác. Bản chất của hiện tại
là không thể thay đổi – và không thể biểu hiện theo cách khác hơn được, nhưng
trong trạng thái KHÔNG CHẤP NHẬN thuộc về cấu trúc của tự ngã – vốn dĩ bị chia
cắt khỏi BẢN THỂ HIỆN TIỀN (BEING) cho
nên dẫn đến sự phản kháng liên tục đối với sự kiện xảy ra trước đây và những sự
kiện xảy ra trong hiện tại (vốn dĩ không khác đi được). Hành vi không chấp nhận
hiện tại này được biểu hiện như là: Không chấp nhận một sự kiện nào đó – một đối
tượng nào đó – hoặc một âm thanh nào đó được biểu hiện trên bề mặt của cuộc sống
là HIỆN TẠI (vốn dĩ các sự kiện đó, đối tượng đó và âm thanh đó – không thể nào
biểu hiện khác đi được). Và điều đó có nghĩa là trạng thái không chấp nhận được
xem như là trạng thái cố hữu của tự ngã.
Trạng thái thứ hai của tự ngã là PHÊ PHÁN. Trạng thái này được biểu hiện trong
những hành vi và lập luận luôn cho rằng MÌNH
ĐÚNG – NGƯỜI KHÁC SAI. Hầu hết các mối quan hệ bị phá vỡ cũng là bởi vì
chuyện ĐÚNG – SAI được phân định một cách rõ ràng dẫn đến những TỰ NGÃ không thể
đi tiếp chung đường được. Đó cũng là lý do tại sao, chuyện đúng cần ĐÚNG MỤC
ĐÍCH – tức là vừa đúng mục đích của mình và cũng vừa đúng mục đích của người
thì chuyện đúng đó mới có ý nghĩa, còn trong nhiều trường hợp thừa nhận MÌNH
SAI cũng chẳng có gì to tát. Một cấu trúc tự ngã sẽ khó cho rằng MÌNH SAI – vì thừa
nhận mình sai sẽ sinh ra “cái chết của BẢN NGÔ – thứ cấu trúc đằng sau tự ngã.
Để giải quyết triệt để vấn đề phê phán này – để dẫn đến chuyện không phê phán nữa,
trong một phân đoạn Kinh Thánh – Chúa Yeshua nói rằng “Sao ngươi nhìn thấy cái rác trong mắt anh em mình, mà không thấy cây
đà trong mắt ngươi?” (Lu-ca 6:41). Điều này có nghĩa là một cấu trúc phê
phán của tự ngã được xây dựng trong trạng thái bất thức là không đúng, và một
trong các cấu trúc đó chính là phê phán người khác.
Trạng thái thứ ba của tự ngã là XÁC NHẬN ĐỐI THỦ. Trạng thái này được xây dựng dựa
trên một cấu trúc “tự tách biệt mình ra khỏi vũ trụ - và ra khỏi những người
khác”, và trong trạng thái bất thức, tự ngã cần XÁC NHẬN ĐỐI THỦ để đấu tranh (cũng với các tự ngã khác (được xây dựng
từ bản ngã bên trong)). Cho nên, đối với tự ngã – chuyện xác định đối thủ là
đương nhiên. Trong trạng thái tỉnh thức – thoát khỏi giấc mơ của tâm trí, thì sự
thật bạn chẳng có đối thủ gì cả. Cuộc sống là một cuộc chơi vô cực – mà không
phải là cuộc chơi hữu cực. Cuộc chơi vô cực khác cuộc chơi hữu cực là ở chỗ: Cuộc
chơi vô cực không có thời gian kết thúc trong khi cuộc chơi hữu cực thì có thời
gian kết thúc. Cuộc đời là một cuộc chơi vô cực – trong khi những cuộc chơi
khác đều có thời gian kết thúc (giống như đá banh, đánh cờ…) được gọi là cuộc
chơi hữu cực. Trong cuộc chơi hữu cực có LUẬT CHƠI và có thể phân định THẮNG –
THUA (và HÒA) một cách rõ ràng. THẮNG là khi thời gian kết thúc – NGƯỜI THẮNG có
điểm số nhiều hơn kẻ thua cuộc, THUA là khi thời gian kết thúc – NGƯỜI THUA có điểm
số ít hơn kẻ thắng cuộc, và HÒA là khi thời gian kết thúc các người tham gia cuộc
chơi bằng điểm nhau. Và điều quan trọng là trong cuộc chơi vô cực (khác hoàn
toàn với cuộc chơi hữu cực) là trong cuộc chơi vô cực KHÔNG CÓ LUẬT CHƠI RÕ
RÀNG. Và vì thế trong cuộc chơi vô cực thì không phân định THẮNG – THUA (và
HÒA) một cách rõ ràng. THẮNG – chính là người chơi có thể tiếp tục chơi tiếp
(vì còn nguồn lực để chơi tiếp), THUA – là người tự rút khỏi cuộc chơi, HÒA –
chính là người ở trạng thái duy trì trong cuộc chơi (chưa thắng và cũng chưa
thua – vì chưa rút khỏi cuộc chơi và cũng chưa phân định thắng rõ ràng).
Đặc điểm của cuộc chơi vô cực là:
Không có thời gian kết thúc – Không có LUẬT CHƠI rõ ràng – Không có phân định
THẮNG/THUA/HÒA một cách rõ ràng – và vì thế không có đối thủ một cách rõ ràng.
Đối thủ của bạn – có thể sẽ rút khỏi cuộc chơi (mà bạn không biết), đối thủ mới
của bạn – có thể tham gia cuộc chơi (mà bạn không biết), và đối thủ của bạn –
có thể xuất hiện nhưng chẳng liên quan đến nghề nghiệp (hay công việc của bạn)
vì họ đến từ một sân chơi khác. Nói cách khác trong cuộc chơi vô cực, bạn chẳng
thể tìm ra được đối thủ thực sự.
CUỘC SỐNG LÀ CUỘC CHƠI VÔ CỰC. VÀ TRONG CUỘC CHƠI VÔ CỰC THÌ KHÔNG HỀ CÓ
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
Và vì thế: Việc xác nhận một nhân dạng
(một người, một tổ chức) được xem là đối thủ cạnh tranh chỉ là sản phẩm của tâm
trí – và là sự ảo tưởng của tự ngã trong trạng thái bất thức của bản thể hiện
tiền (BENG). Khi bạn tỉnh thức, trạng thái này sẽ bị xóa bỏ - mà thay vào đó bạn
bất đầu TỰ HOÀN THIỆN CHÍNH MÌNH
trong sự quan sát con người bên trong của bạn và TỰ TIẾN HÓA TRỞ THÀNH PHIÊN BẢN TỐT NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH – mà không
cần bất kỳ đối thủ nào nữa.
Do đó, việc xác nhận đối thủ (đối thủ
cạnh tranh) chỉ tồn tại cho đến khi cấu trúc tự ngã bị phá vỡ (và lẽ đương
nhiên là như thế) – và lúc đó bạn thức tỉnh khỏi CÁI TÔI của chính mình, và thấy
rằng chẳng có đối thủ nào cả. Hóa ra đối thủ là một ảo tưởng trên đời sống của
con người, mà con người đã dành nhiều năm đấu tranh với một thứ không hề có thật
(đó chính là đối thủ - được hình thành như là một nhân dạng bên trong tâm trí của
mình).
Trạng thái thứ tư của TỰ NGÃ chính là XÁC NHẬN PHƯƠNG TIỆN. TỰ NGÃ luôn cho rằng mọi thứ bên
ngoài được sinh ra để phục vụ chính nó, do đó nó xem mọi thứ bên ngoài (bao gồm
cả con người…) đều là phương tiện để nó đạt được mục đích của chính nó. Khi thức
tỉnh, thoát khỏi cái tôi của chính mình (thoát khỏi cấu trúc của bản ngã – và thoát
khỏi cấu trúc của tự ngã) bạn sẽ thấy chẳng có gì là phương tiện để cho bạn đạt
được mục đích (ở tương lai) cả. Tất cả đều
là MỤC ĐÍCH – và mục đích luôn hiện hữu trong hiện tại. Một đời sống theo
đúng mục đích chính là một đời sống xác nhận BẠN ĐÃ (ĐANG) ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH – vào thời điểm BÂY GIỜ và Ở ĐÂY – và qua việc chấp nhận điều đó – bạn
đi cùng với DÒNG CHẢY CỦA HIỆN TẠI (GOING WITH FLOW OF THE NOW) – hay nói chính
xác hơn là đi cùng với dòng chảy của các sự kiện trong hiện tại – bạn đạt được
MỤC TIÊU của mình. Và đó chính là đời sống theo đúng mục đích.
Trạng thái thứ năm – và cũng là trạng thái cuối cùng của TỰ NGÃ là cho rằng
MÌNH CAO – NGƯỜI KHÁC THẤP. Đây chính là cấu trúc được sinh ra từ bản ngã (bên trong tâm trí) trong
trạng thái bất thức tách mình ra khỏi vũ trụ và ra khỏi những người khác. Ngay
cả những người tìm kiếm con đường THỨC TỈNH – con đường GIÁC NGỘ đến từ cấu
trúc của TỰ NGÃ (và bản ngã bên trong tâm trí) – để xây dựng một nhân dạng rằng
MINH CAO – NGƯỜI KHÁC THẤP thì chỉ làm cho cấu trúc tự ngã lớn hơn mà hầu như
không giải quyết được vấn đề gì cả. Chuyện một người xác nhận nhân dạng của
mình CAO HƠN NGƯỜI KHÁC – và xác nhận nhân dạng của người THẤP HƠN MÌNH thì điều
đó tạo nên một cấu trúc không đúng đến từ bản ngã. Cấu trúc này cũng không đúng
đối với bất kỳ ai thuộc bất kỳ truyền thống tôn giáo nào.
Do đó, việc trở thành người có quyền
cao chức trọng trong các Tôn giáo nhưng không thoát khỏi được cấu trúc của tự
ngã thì cũng đeo thêm tự ngã vào trong mình. Và con đường này không hề dẫn đến
thức tỉnh – mà chỉ thêm vào chính mình một tự ngã lớn hơn mà thôi.
Thực tế, việc một người tìm kiếm con
đường giải thoát tinh thần bằng CÁI TÔI (TỰ NGÃ) thì cũng chẳng khác nào một
người một người tìm kiếm con đường giải phóng vật chất bằng cái tôi. Cả hai đều
chẳng khác gì nhau – vì chúng đều xuất phát từ cấu trúc giống nhau – đó chính
là cấu trúc tự ngã – cấu trúc đến từ CÁI TÔI.
Vậy nên, việc phá vỡ cấu trúc của tự
ngã là vô cùng quan trọng để giải phóng chính mình ra khỏi cái tôi của mình –
và vì thế mới có thể giải phóng người khác (ra khỏi cái tôi của người khác). Đó
là lý do tại sao sự thức tỉnh sẽ dẫn đến việc nhận thức về VÔ NGÃ – vì làm gì
có CÁI TÔI nào – vì cả BẢN NGÃ và TỰ NGÃ đều chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi
TÂM TRÍ (một chỉ thuộc về bên trong tâm trí – là BẢN NGÃ, một thuộc về sự tương
tác với con người trong thế giới bên ngoài – thuộc về TỰ NGÃ).
Một khi chúng ta hiểu được cấu trúc của
tự ngã qua việc tự quan sát về chính mình, chúng ta thấy chúng được xây dựng dựa
trên 5 cấu trúc chính: PHẢN KHÁNG – xác nhận sự không chấp nhận, PHÊ PHÁN – xác
nhận MÌNH ĐÚNG NGƯỜI KHÁC SAI, XÁC NHẬN ĐỐI THỦ - xác nhận sự đối kháng, XÁC NHẬN
PHƯƠNG TIỆN – xác nhận thế giới bên ngoài như là phương tiện để đạt mục đích của
mình, XÁC NHẬN MÌNH CAO NGƯỜI KHÁC THẤP – xác nhận sự so sánh vi tế trong sự
tương tác với con người.
Và câu hỏi của bạn là: Làm thế nào để
phá vỡ cấu trúc của tự ngã?
Chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã bằng
cách làm ngược lại cách mà cấu trúc của tự ngã tương tác với con người.
Thứ nhất, chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã – từ trạng thái PHẢN KHÁNG,
trở thành trạng thái CHẤP NHẬN. Và sự chấp nhận tối thượng đó chính là CHẤP NHẬN HIỆN TẠI.
Trong khoảnh khắc phản kháng lớn nhất của cuộc đời tôi, có một câu nói vang vọng
từ bên ngoài tâm trí là: “Con có thể trốn
tránh mọi thứ trong cuộc sống nhưng Con không thể trốn tránh hiện tại. Tại sao
Con không chấp nhận hiện tại 100%?”. Và cái khoảnh khắc mà tôi nói rằng “Con chấp nhận hiện tại 100%”. Cái khoảnh
khắc đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, tôi rơi vào khoảng không gian – nơi
đó KHÔNG CÒN THỜI GIAN nữa, hay nói
chính xác tôi đến được nơi mà nơi đó KHÔNG CÓ THỜI GIAN nữa. Trải nghiệm này là
khởi đầu của quá trình THỨC TỈNH trong tôi, và điều này dẫn đến sự ra đời của
quyển sách CON NGƯỜI MỚI. Và trải
nghiệm khoảnh khắc CHẤP NHẬN KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI 100% là trải nghiệm lớn nhất
trong cuộc đời tôi – dẫn đến sự thức tỉnh dài hạn sau đó, mà tôi có dịp chia sẻ
hầu hết trong các quyển sách được xuất bản của tôi.
Thứ hai, chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã – từ trạng thái PHÊ PHÁN – tức
là luôn nhìn nhận người khác có vấn đề (tức là người khác sai – mình đúng) – trở
thành người TỰ SỬA CHÍNH MÌNH. Chúng ta phá vỡ cấu trúc PHÊ PHÁN của tự ngã bằng cách hiểu
rằng “Tất cả những vấn đề chúng ta gặp
nơi người khác là vấn đề ta gặp nơi chính mình!”. Điều này có nghĩa là: Bất
cứ khi nào bạn thấy các các vấn đề nơi người khác – và điều này nảy sinh trong
bạn SỰ PHÁN XÉT – SỰ PHÊ PHÁN – và thường bạn cả tin vào những điều mà tâm trí
nói với bạn (về người khác) thì giờ đây bạn thức tỉnh khỏi tâm trí và đặt lại
câu hỏi “Tại sao tôi lại THẤY VẤN ĐỀ NÀY
nơi người khác?” – và đi theo câu hỏi TẠI SAO này, bạn sẽ THẤY ĐƯỢC VẤN ĐỀ
NÀO ĐÓ bên trong chính mình thuộc về bản ngã muốn giải quyết hoặc bản ngã đã trốn
tránh (không giải quyết chúng). Do đó, mối quan hệ giữa người với người trở
thành TRẢI NGHIỆM – THỰC HÀNH TÂM LINH sâu sắc. Và trải nghiệm thực hành tâm
linh sâu sắc đó chính là: HÃY SỬA MÌNH
– bất cứ khi nào bạn thấy vấn đề nơi người khác. Việc này sẽ giúp bạn phá vỡ cấu
trúc của tự ngã – trạng thái phê phán diễn ra liên tục bên trong bạn sẽ được giảm
thiểu đến mức thấp nhất.
Thứ ba, chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã – từ trạng thái XÁC NHẬN ĐỐI
THỦ - trở thành lấy CHÍNH MÌNH là ĐỐI THỦ. Trong trạng thái bất thức, chúng ta cho rằng cuộc sống
là trò chơi hữu cực cho nên sinh ra khái niệm đối thủ (là những người khác, tổ
chức khác). Trong trạng thái tỉnh thức chúng ta nhận ra rằng cuộc sống là TRÒ
CHƠI VÔ CỰC và vì thế chẳng có đối thủ nào cả (ngoại trừ chính ta). Và vì thế,
chúng ta cần xác nhận CHÍNH MÌNH LÀ ĐỐI
THỦ DUY NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH – và tự mình trở thành PHIÊN BẢN TỐT HƠN CỦA CHÍNH MÌNH mỗi ngày thông qua việc chiến thắng
đối thủ mỗi ngày. Từ đó chúng ta sẽ phá vỡ được cấu trúc của bản ngã – xem bên
ngoài có đối thủ (thay vì tự cải sửa chính mình).
Thứ tư, chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã – từ trạng thái XÁC NHẬN
PHƯƠNG TIỆN – trở thành lấy mọi việc (và mọi người) đều là MỤC ĐÍCH. Chúng ta cần công nhận TÍNH MỤC ĐÍCH của mọi việc, mọi người
và bắt đầu đặt mọi thứ vào ĐÚNG MỤC ĐÍCH
thay vì sử dụng công việc, con người, đối tượng bên ngoài như là phương tiện.
Trong trạng thái tỉnh thức, chúng ta xác nhận TÍNH MỤC ĐÍCH – vào thời điểm ở
đây và BÂY GIỜ - trong mỗi việc ta làm và trong mọi việc ta làm – trong mỗi người
ta gặp và trong mọi người ta gặp – và chẳng có gì là phương tiện cả. Chúng ta tồn
tại bởi vì TÍNH MỤC ĐÍCH và mất đi bởi
vì mất đi tính mục đích. Sau đó, bằng việc xác nhận mục đích vào thời điểm ở
đây và bây giờ - chúng ta đi cùng với DÒNG
CHẢY CỦA HIỆN TẠI (GOING WITH FLOW OF THE NOW) – để đạt được mục tiêu và
cùng nhau đạt được mục tiêu, để hoàn thành mục đích bên ngoài của đời sống.
Thứ năm, chúng ta phá vỡ cấu trúc của tự ngã – từ trạng thái XÁC NHẬN
MÌNH CAO NGƯỜI KHÁC THẤP – trở thành thấy mỗi người và mọi người đều là MỘT –
trong một thể thống nhất. Tất cả chúng ta đều có cùng nguồn gốc, có cùng bản chất chân thật và tất
cả chúng ta chính xác là THỰC THỂ THIÊNG LIÊNG – là CON CỦA ĐẤNG CHÍ CAO – là CON
CỦA ĐẤNG SÁNG TẠO – hay còn gọi là CON CỦA
CHÚA (SON OF GOD) và mỗi người được sinh ra với mục đích thiêng liêng trong
mỗi chức phận của NGƯỜI CON CỦA CHÚA (SON OF GOD). Vậy nên, về mặt bên ngoài bạn
có thể “ít hơn” người khác về mặt này – và “nhiều hơn” người khác về mặt khác,
và người khác cũng tương tự như vậy, nhưng về CON NGƯỜI BÊN TRONG – chúng ta BẰNG
NHAU VỀ MỌI PHƯƠNG DIỆN. Chúng ta đều là những thực thể TINH HOA CỦA SỰ SỐNG –
đều là CON CỦA ĐẤNG CHÍ CAO – hay còn gọi là THIÊN TỬ mang một sứ mệnh thiêng
liêng với những mục đích thiêng liêng, và vì thế chúng ta NHẬN RA MÌNH BÊN
TRONG MỖI NGƯỜI, và điều đó sẽ phá vỡ cấu trúc của tự ngã – xem rằng mình cao
người khác thấp.
///---
(*) Vấn đề - Thử thách: “Nhận ra rằng
‘Tất cả những vấn đề ta gặp nơi người khác là những vấn đề ta gặp nơi chính
mình’.”
(**) Câu hỏi – Thức tỉnh: “Con có
thể trốn tránh mọi thứ trong cuộc sống nhưng Con không thể trốn tránh hiện tại.
Tại sao con không chấp nhận hiện tại 100%?”
(***) Trải nghiệm – Thực hành: Bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề nào đó nơi
người khác, hãy bắt đầu hỏi câu hỏi đúng “Tại
sao tôi lại gặp vấn đề này nơi người khác – và sau đó bắt đầu quá trình CHỮA
LÀNH những vấn đề mà mình gặp phải nơi chính mình.” Và biến cuộc gặp gỡ với
những người khác trở thành trải nghiệm thực hành tâm linh sâu sắc.
Ngày 29/5/2022
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR